Đà Nẵng không phải trung tâm kinh tế lớn nhất nước như TPHCM, cũng chẳng thể so với thủ đô Hà Nội về bề dày lịch sử và hệ thống chính trị. Nhưng Đà Nẵng là thành phố mà người...
Đà Nẵng không phải trung tâm kinh tế lớn nhất nước như TPHCM, cũng chẳng thể so với thủ đô Hà Nội về bề dày lịch sử và hệ thống chính trị. Nhưng Đà Nẵng là thành phố mà người Việt Nam nói chung đều có thể tự hào nói đến những cái nhất và những cái đầu tiên. Tiêu biểu là Bà Nà Hills với 4 kỷ lục thế giới về cáp treo 1 dây, Tượng Phật Bà chùa Linh Ứng cao nhất Việt Nam, cầu vượt 3 tầng lớn nhất Đông Nam Á, là nơi đầu tiên quốc nội được thừa nhận là “TP đáng sống nhất”, sở hữu cầu Rồng duy nhất biết phun cả nước lẫn lửa và là quê nhà của nữ Diva Mỹ Tâm – ca sỹ đầu tiên của Việt Nam có mặt trong Top 10 bảng xếp hạng âm nhạc Billboard danh giá nhất thế giới hồi tháng 1/2018. Nói về thể thao, Đà Nẵng cũng xứng đáng là một trong những mảnh đất khiến người ta phải trân trọng mỗi khi nhìn về quá khứ. Thời sân cỏ còn khoác trên mình tấm áo bao cấp, bóng đá Đà Nẵng chinh chiến dọc Nam chí Bắc với cái nhìn kính nể của nhiều địa phương. Đội bóng xứ Quảng Đà từng Vô địch giải A1 toàn quốc năm 1992 (V.League bây giờ), đoạt Cúp Quốc gia năm 1993. Nhưng trên hết, đội bóng này là nơi nơi sản sinh ra những danh thủ mà đến giờ, những người hoài cổ thường nhắc đến một cách thân thương trong mỗi dịp trà dư tửu hậu. Chúng ta có thể liệt kê hàng chục tên tuổi gắn liền với thăng trầm bóng đá Quảng Đà các năm trước như Phan Thanh Hùng, anh em Bùi Thông Tân, Bùi Thông Tuân, Lê Văn Sinh, Hà Xá, Trần Vũ, Phan Công Thìn, Trần Minh Toàn, Trương Văn Lợi. Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng là mảnh đất khai hoa nở nhuỵ của nhiều HLV tên tuổi như Lê Đình Chính, cố HLV Vũ Văn Tư (mất năm 2015), HLV Nguyễn Văn Vinh, HLV Lê Thuỵ Hải, HLV Trần Vũ (2 lần), HLV Lê Huỳnh Đức và hiện nay là HLV Nguyễn Minh Phương. Điểm chung trong tất cả những tên tuổi trên băng ghế chỉ đạo của Đà Nẵng là các danh thủ - những người từng lưu danh sân cỏ, từng ăn cơm Tuyển và chiếm chỗ trong tâm trí của nhiều thế hệ. Nói thêm về những cái nhất, những cái đầu tiên của Đà Nẵng trên mặt trận bóng đá thì người ta không thể quên, mảnh đất này là nơi nuôi dưỡng Trương Văn Lợi – thủ môn độc nhất vô nhị của Việt Nam với chiều cao vỏn vẹn 1m68, là đất diễn vàng của tiền đạo Lê Văn Sinh – tức Sinh đen – cầu thủ Việt Nam đầu tiên được một CLB nước ngoài mời ký hợp đồng thi đấu. Đó là vào năm 1993, khi Lê Văn Sinh còn khoác áo của Quảng Nam Đà Nẵng. Ông nổi bật bởi sức càn lướt, khả năng tì đè và sự dũng cảm trong khung gỗ. CLB Home United của Singapre đã đặt vấn đề ký hợp đồng với mức lương tháng 500 USD. Thời điểm đó, đây là mức lương “khủng khiếp” dành cho một cầu thủ mà những người làm bóng đá Việt Nam chưa bao giờ dám nghĩ tới! Hay như tiền đạo Hà Xá. Cây săn bàn được xem là bền bỉ nhất dải đất hình chữ S với 25 năm cống hiến, gần 42 tuổi mới giải nghệ và là người duy nhất giữ kỷ lục “vừa chơi bóng với đồng nghiệp, vừa ra sân với… con trai của đồng nghiệp”. Cậu con trai ấy chính là hậu vệ phải của Đà Nẵng, tuyển thủ Việt Nam Lê Quang Cường. Trên cương vị HLV, Đà Nẵng cũng là địa phương đầu tiên sử dụng chất xám của cầu thủ nhiều danh hiệu nhất Việt Nam, Lê Huỳnh Đức. Trung phong số 1 Việt Nam một thời từng đoạt 3 QBV, 3 QBB, 2 QBĐ, 5 lần dự Tiger Cup, 3 lần dự SEA Games, là cầu thủ VN đầu tiên ra nước ngoài thi đấu (khoác áo Lifan Trùng Khánh năm 2001) và giành 7 danh hiệu trong 7 năm dẫn dắt Đà Nẵng, trong đó có 2 lần nâng Cúp VĐ V.League. Nói thế để thấy, Đà Nẵng từ lâu đã là địa phương sở hữu những cái nhất, những cái đầu tiên trong nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị xã hội, tâm linh cho đến giải trí, thể thao. https://www.youtube.com/watch?v=S1Wq3QOhjr4&feature=youtu.be Năm nay, một lần nữa Đà Nẵng đi tiên phong trên mặt trận thể thao phong trào của các tỉnh Nam Trung Bộ khi là thành phố đầu tiên tổ chức giải bóng đá dành cho sân 7 người. Với sự trợ giúp của Nhà tài trợ Dilmah và đơn vị tổ chức Bóng đá sân 7, Sân cỏ 365, những người con Đà thành đã dùng rất nhiều nỗ lực và cố gắng, rất nhiều tâm huyết và hy sinh với hy vọng, giải đấu này sẽ là món ăn tinh thần đáng giá cho khán giả nơi đây. Họ có thể hoà mình vào niềm vui sân bóng, vào sự sôi động và hưng phấn cùng các cầu thủ để tạm quên những khó khăn của cuộc mưu sinh vất vả thường ngày. Hôm nay, chúng ta ngồi đây, cùng chúc cho giải đấu, chúc cho VCK đầu tiên mang tên Đà Nẵng League sẽ xứng đáng với niềm tin yêu của NHM, xứng đáng với bề dày lịch sử đầy tự hào của mảnh đất được coi là cái nôi bóng đá nhiều thời kỳ. Bảo ThắngĐÀ NẴNG LEAGUE - CÚP DILMAH 2018 VÀ GÓC NHÌN QUÁ KHỨ HÀO HÙNG CỦA BÓNG ĐÁ QUẢNG ĐÀ XƯA
Thứ bảy, 19/05/2018 12:06 (GMT+7)
Quảng cáo
-
Nhận định, soi kèo Napoli vs Empoli, 18h30 ngày 12/11
-
Nhận định, soi kèo Lecce vs AC Milan, 21h00 ngày 11/11
-
Nhận định, soi kèo Verona vs Monza, 18h30 ngày 5/11
-
Nhận định, soi kèo Empoli vs Atalanta, 0h30 ngày 31/10
-
Nhận định, soi kèo Lazio vs Fiorentina, 2h45 ngày 31/10
-
Nhận định, soi kèo Inter Milan vs AS Roma, 00h00 ngày 30/10
-
Nhận định, soi kèo Monza vs Udinese, 21h ngày 29/10
-
Nhận định, soi kèo Napoli vs AC Milan, 02h45 ngày 30/10
-
Nhận định, soi kèo Juventus vs Verona, 01h45 ngày 29/10/2023-Serie A
-
Link xem trực tiếp giải nữ VĐQG Việt Nam hôm nay 22/11: Hà Nội 1 vs TP.HCM 2
-
Link xem trực tiếp giải nữ VĐQG Việt Nam hôm nay 19/11: Nữ Hà Nam vs nữ Thái Nguyên
-
Xem trực tiếp Armenia vs Wales, 21h hôm nay 18/11 ở đâu kênh nào?
-
Link xem trực tiếp U17 Anh vs U17 Brazil, 19h00 ngày 17/11 – U17 World Cup
-
Xem trực tiếp giải nữ VĐQG Việt Nam: Hà Nội vs TP Hồ Chí Minh